logo Đại học Mở Hà Nội
0919.240.116ehou@gvcn.vn

logo Đại học Mở Hà Nội

5 TUYỆT CHIÊU HỌC NHANH NHỚ SÂU KHI HỌC TỪ XA

06:50 03/03/2021

Theo Gladwell – tác giả cuốn sách “Outliers”, mỗi người thường cần 10.000 giờ học hỏi để có thể trở thành một chuyên gia. Thật ra thì với phần đông chúng ta không thực sự cần đến 10.000 giờ để học một điều mới. Bởi không phải ai cũng muốn trở thành chuyên gia.
Nếu muốn học một thứ gì đó thật nhanh, bạn cần phải “đắm mình” vào thứ đó và thực hành ngay những gì vừa học được. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn 5 bí kíp không chỉ giúp bạn học nhanh mà còn nhớ lâu nữa.

Việc học đại học từ xa luôn là nhu cầu rất lớn của

1. Chia nội dung cần học thành từng mảng nhỏ

Thật sự là không dễ dàng chút nào khi bắt tay vào tìm hiểu một mảng kiến thức hay một kỹ năng mới. Bước đầu tiên là bạn sẽ bắt đầu tìm đọc những thông tin có liên quan nhưng đôi khi, có một vài nội dung khiến bạn thấy khó hiểu và vướng mắc.

Khi gặp phải tình huống này, hãy chia vấn đề bạn thấy vướng mắc thành từng mảng nhỏ, giải quyết chúng một cách riêng lẻ; sau đó, chắp nối chúng lại với nhau.

Việc chia nhỏ một kỹ năng cũng giúp bạn tránh được cảm giác quá tải và sau này là chán nản rồi bỏ cuộc.

2. Luyện tập cho đến khi thành thói quen trước khi bắt đầu học một điều gì mới tiếp theo

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều có hàng tá những việc muốn thực hiện và cải thiện bản thân, chẳng hạn như: muốn ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe, đi ngủ sớm hoặc đi tập gym. Thậm chí, có những lúc bản thân đã hạ quyết tâm để đạt được mục tiêu đề ra, nhưng rồi đến một thời điểm nào đó, mọi thứ dường như quay trở lại mốc ban đầu.

Cách tốt nhất để thực hiện đến cùng mục tiêu của bạn đó là: mỗi ngày, hãy luyện tập cho não bộ làm quen với những điều mới mẻ, dần dần việc ấy sẽ trở thành thói quen không thể thay đổi được. Lợi ích của việc này là hướng cho não bộ của bạn tập trung vào một việc duy nhất, và không bị phân tán bởi hàng tá thứ khác. Ban đầu, việc này có thể gây chán nản, nhưng một khi bạn đã tạo được thói quen sẽ dễ dàng tiếp cận và thực hiện mục tiêu mới.

pratice

3. Mỗi ngày học một ít thay vì nhồi nhét một lần

Đại đa số chúng ta đều có chung một kiểu học: “nước đến chân mới nhảy”. Chính kiểu học này khiến ta cố gắng nhồi nhét vào bộ não một lượng thông tin quá lớn chỉ trong vòng một thời gian ngắn.

Học tập cũng như thưởng thức một món ăn, ăn từng chút một và có khoảng ngừng để cơ thể hấp thụ và trải nghiệm hết các mùi vị của món ăn. Não bộ tiếp thu tốt nhất khi con người học tập bằng cách lặp đi lặp lại. Hãy thử ngồi 6 tiếng liên tục, sau đó ôn lại những gì mình đã học xem nhớ được bao nhiêu trong đấy? Dám chắc là không nhiều trừ khi bạn có một trí nhớ siêu phàm. Mặt khác, nếu mỗi ngày bạn học một chút thì chắc chắn đến khi ôn lại, bạn sẽ nhớ được hầu như tất cả lượng kiến thức trước đó. Điều này đòi hỏi một sự quyết tâm mạnh mẽ.

4. Khi bắt đầu tiếp cận một kỹ năng mới, hãy thử nhiều phương pháp khác nhau nhưng cuối cùng hãy sử dụng một phương pháp duy nhất

Khi bắt đầu khám phá một điều mới mẻ, hãy cố gắng thử tất tần tật mọi phương pháp, kể cả phương pháp làm bạn cảm thấy thích thú hoặc ngược lại. Khi bạn nhận thấy phương pháp nào tốt nhất với bản thân mình, hãy sử dụng duy nhất cách đó thôi.

làm việc

5. Tìm kiếm lời khuyên để tránh lặp lại lỗi tương tự

Khi học bất kỳ điều gì mới, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Đối với một số cá nhân, sẽ thật khó khăn khi nhờ sự hỗ trợ từ một người khác để tìm ra lỗi lầm và nhận lời khuyên nên làm gì để tránh lặp lại lỗi tương tự, nhưng đây là một việc vô cùng quan trọng. Khi mọi thứ rối tung lên, cách tốt nhất là nhờ sự quan sát hỗ trợ từ người khác. Hãy nhờ một người có thể hướng dẫn và đưa cho bạn lời khuyên tốt nhất.

———————————————-

:point_right: Cơ hội nâng cao kiến thức, cải thiện bậc lương với bằng Đại học chất lượng. Chương trình cử nhân trực tuyến tuyển sinh liên tục, xem lịch khai giảng tại https://sum.vn/Eu0E0


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN

Loading...

Bài viết mới

Loading...